Bí quyết chống tiếng ồn cách âm phòng ngủ hiệu quả

Tiếng ồn là điều phiền toái đến nhiều gia đình. Các gia chủ đang tìm cách làm giảm tiếng ồn cho nhà ở nói chung và phòng ngủ nói riêng. Bạn muốn có không gian yên tĩnh? Bạn cần nghỉ ngơi nhưng tiếng ồn bên ngoài làm ảnh hưởng đến bạn? Vậy thì bài viết dưới đây sẽ hữu ích đến bạn đấy. Bài viết chia sẻ: Bí quyết chống tiếng ồn cách âm phòng ngủ hiệu quả. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Vì sao phải cách âm phòng ngủ?

Cách âm phòng ngủ luôn là vấn đề được nhiều gia chủ quan tâm. Phòng ngủ vốn là không gian riêng tư, nghỉ ngơi thử giãn của mỗi người. Thêm vào đó, ở các ngôi nhà nhỏ phòng ngủ còn được tích hợp thêm phòng làm việc, góc đọc sách. Việc giữ không gian yên tĩnh, riêng tư là điều khá quan trọng. Cách âm phòng ngủ được coi là đạt tiêu chuẩn có nghĩa là: Đảm bảo âm thanh từ bên ngoài không tràn vào không gian phòng ngủ. Nếu có tiếng ồn thì cường độ không quá lớn, giảm thiểu ít nhất. Tất cả hoạt động bên trong sẽ không bị bên ngoài nghe thấy cho dù có cường độ lớn. Hơn nữa, cách âm phòng ngủ phải đảm bảo tính thẩm mỹ. Bạn không nên sử dụng quá nhiều vật dụng cách âm không đúng quy chuẩn, chất lượng cho phòng ngủ. Điều này dẫn đến hiệu quả cách âm kém và giảm đi vẻ đẹp của phòng ngủ.

cách âm phòng ngủ 2
Cách âm phòng ngủ luôn là vấn đề được nhiều gia chủ quan tâm. Phòng ngủ vốn là không gian riêng tư, nghỉ ngơi thử giãn của mỗi người. Thêm vào đó, ở các ngôi nhà nhỏ phòng ngủ còn được tích hợp thêm phòng làm việc, góc đọc sách.

Những ảnh hưởng tiếng ồn đến sức khoẻ khi không cách âm phòng ngủ đúng cách

Sức khoẻ con người sẽ bị ảnh hưởng nếu không ngăn cản tiếng ồn, hoặc thực hiện cách âm phòng ngủ không đúng cách. Sự tiếp xúc thường xuyên, hay bị tiếng ồn làm phiền khi ngủ có cường độ lớn hơn 80 decibel sẽ làm giảm thính lực. Theo những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy: Nếu âm lượng trên 50 decibel vào ban đêm cũng có nguy cơ gây nhồi máu cơ tim. Tác động của tiếng ồn còn gây các tác hại về bệnh tăng huyết áp, mỡ trong máu, độ nhớt của máu tăng, tăng nhịp tim dẫn đến đột quỵ. Tiếng ồn làm bạn mất ngủ, suy sụp tinh thần dẫn đến cảm xúc cáu gắt, bực bội. Những tác hại trên của tiếng ồn ảnh hưởng khá nghiêm trong đến sức khoẻ, tâm lí của con người. Khi xây dựng nhà ở hay thiết kế phòng ngủ bạn nên trang bị cách âm phòng ngủ sao cho đúng chuẩn và đạt hiệu quả nhất. Hãy tham khảo và lựa chọn thật kĩ lưỡng nhé!

Cách âm phòng ngủ bạn nên chú ý điều gì?

Chú ý tiêu âm khi thực hiện cách âm phòng ngủ

Cách âm phòng ngủ đi kèm với việc tiêu âm. Một ví dụ đơn giản cho bạn: Khi âm thanh phòng ngủ không được xử lí chúng sẽ bị dội âm từ chỗ này đến chỗ khác. Âm thanh không mất đi ngay mà cứ văng vẳng đọng lại trong phòng. Gây nên sự khó chịu, bức bối cho chủ nhân căn phòng.

Quan tâm đến vấn đề an toàn khi cách âm phòng ngủ

Bạn hãy đảm bảo độ an toàn khi thực hiện cách âm phòng ngủ bằng các biện pháp sửa chữa, xây dựng có tác động đến chi tiết thiết kế và bộ phận căn phòng. Ưu tiên các biện pháp chống ồn phòng ngủ an toàn. Bạn nên có các phương án giải quyết khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra, các đường dây điện, công tắc cũ bạn nên thay mới hoặc sửa chữa, tránh sự cố ngoài ý muốn.

Khửi mùi khi thực hiện cách âm phòng ngủ

Những vật liệu cách âm sẽ có mùi chất liệu đặc trưng. Đi kèm với đó là căn phòng ngủ kín đáo sẽ làm mùi đọng lại lâu, gây cảm giác khó chịu. Bạn nên chú ý điều hoà, quạt gió,… và những vật dụng có thể bán mùi, lưu thông khí trong phòng. Bạn nên lưu ý tránh hút thút khi trong phòng ngủ cách âm.

Các vật liệu cách âm phòng ngủ nên được sử dụng

Các vật liệu được sử dụng khi cách âm phòng ngủ được ưa chuộng như sau:

Bông khoáng rockwool cách âm

Loại chất liệu này sử dụng cách âm phòng ngủ có giá thành không quá cao, dễ dàng thi công. Tuy nhiên, rockwool cách âm chỉ nên sử dụng cho công trình lớn. Các đại lí thường cung cấp theo cuộn. Tính thẩm mỹ của chất liệu này là bông khoáng không bắt mắt lắm. Nên nếu thiết kế cho nhà ở, hay trang trí phòng riêng thì không thích hợp.

Tấm xốp Cool Foam cách nhiệt, cách âm

Tấm Xốp Cool Foam là sản phẩm cách nhiệt, cách âm được sản xuất từ hạt nhựa PolyStyrene và một số chất phụ gia khác. Chất liệu này có ưu điểm là cách nhiệt, cách âm tối ưu. Sử dụng chất liệu này còn đóng góp tích cực vào hiệu ứng môi trường xanh, bảo vệ công trình xây dựng tốt. Ứng dụng chất liệu tấm xốp Cool Foam được ứng dụng vào: Trần bê tông, mái ngói, tường gạch, tường bê tông, sàn nhà, sàn kho lạnh, sàn tầng hầm, bãi giữ xe,…

cách âm phòng ngủ tấm cool foam
Tấm Xốp Cool Foam là sản phẩm cách nhiệt, cách âm được sản xuất từ hạt nhựa PolyStyrene và một số chất phụ gia khác.

Biện pháp cách âm phòng ngủ từ cửa

Biện pháp cách âm phòng ngủ được ứng dụng phổ biến nhất đến từ cửa phòng. Cửa được nói đến ở đây bao gồm: Cửa chính, cửa sổ, cửa ban công. Bạn nên che chắn mọi khe hở để âm thanh từ bên ngoài không tràn vào căn phòng. Cừa phòng có cách âm tốt hay không còn phụ thuộc vào việc đóng kín cửa và chất liệu lõi cửa. Đối với cửa gỗ thịt hoặc cửa gỗ composite thì tỉ trọng càng cao thì càng có tác dụng cách âm tốt. Hoặc bạn có thể sử dụng một số cách sau để cách âm phòng ngủ từ từ gỗ bằng các vật dụng nội thất.

  • Lắp đặt rèm/ màn cửa cách âm: Việc sử dụng rèm/ màn cửa không chỉ đám ứng về tính thẩm mỹ mà còn có hiệu quả cách âm tương đối tốt. Trên thị trường có khá nhiều loại rèm cách âm như: Màn cửa 2 lớp, màn cửa backlout, màn cửa Cellular…. Cách này phù hợp với những mô hình nhà ở chung cư. Bởi các gia chủ thường không thể thay đổi bề mặt cửa hoặc thay cửa mới.
  • Phủ bề mặt sơn hấp thụ âm thanh: Sử dụng sơn có chức năng hấp thụ âm thanh là cách tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến. Bạn nên chọn các loại màu sắc thích hợp với phong cách thiết kế phòng ngủ. Đối với loại sơn này thì lớp sơn sẽ dày hơn loại sơn thông thường. Một lớp sơn cách âm lên cửa có khả năng giảm 30% tiếng ồn. Và hơn nữa khi sơn sẽ được giảm tiếng ồn cả trong và ngoài không gian phòng/ nhà ở.
  • Dán xốp 3D cách âm: Xốp 3D cách âm phòng ngủ cấu tạo gồm 2 lớp (đế và bề mặt). Trong đó, lớp cách ấm cấu tạo từ Vinyl hoặc mút xốp.
  • Lắp đặt Door Sill hoặc Door Sweeep: Nếu khoảng trống đủ lớn bạn hãy chọn phương pháp này để giảm âm thanh. Bạn cũng có thể lắp đặt gioăng cao su bao quanh cửa để hạn chế âm thanh đi nơi gián tiếp giữa cánh và khung.
  • Đặt thảm ở lối ra vào cửa
  • Lắp đặt tấm kính cường lực cho cửa: Bạn nên chọn những tấm kính mờ, không trong suốt để đảm bảo tính riêng tư
cách âm phòng ngủ 1
Biện pháp cách âm phòng ngủ được ứng dụng phổ biến nhất đến từ cửa phòng. Cửa được nói đến ở đây bao gồm: Cửa chính, cửa sổ, cửa ban công.

Biện pháp cách âm phòng ngủ từ tường nhà

Biện pháp tiếp theo giảm thiểu tiếng ồn bằng cách cách âm phòng ngủ từ thiết kế tường nhà. Các kiến trúc sư thường thiết kế tạo khoảng trống trong tường. Sau đó, nhét các vật liệu cách âm/ tiêu âm vào khoảng trống đó nhằm mục đích chặn âm thanh. Nếu giải pháp này chưa thật sự hiệu quả bạn có thể bố trí thêm những bức vách cách âm gỗ hoặc vách thạch cao. Bên trong cũng lót thêm lớp cao su non hoặc mút xốp cách âm. Ngoài ra, thêm vật liệu bạn cũng có thể sử dụng mút trứng và keo chuyên dụng dán lên tường để tăng hiệu ứng cách âm cho phòng ngủ. Phương án này không tốn quá nhiều chi phí tuy nhiên tính thẩm mỹ không được đảm bảo tốt. bằng bách gỗ hay thạch cao.

cách âm phòng ngủ 3
Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn bằng cách cách âm phòng ngủ từ thiết kế tường nhà.

Biện pháp cách âm phòng ngủ khu vực trần

Để giảm tiếng ồn, các kiến trúc sư thường lắp đặt thêm hệ thống trần bê tông cách trần thạch cao một khoảng nhỏ. Quan trọng hơn nưa là phải kín, không có khe hở trên trần thạch cao. Khi bạn lắp đèn âm trần nên chú ý đến các khe hở. Nên chọn loại đèn có độ sâu không nhiều để hạn chế việc khoét sâu khi lắp đặt. Chú ý các mối, khe hở để đảm bảo hiệu ứng cách âm phòng ngủ hiệu quả. Trần thạch cao vừa tăng vẻ đẹp cho căn phòng vừa có tính cách âm hiệu quả. Bạn có thể kết hợp các loại đèn nội thất với hình dáng, màu sắc ánh sáng cho phù hợp để phòng ngủ thêm hoàn hảo.

Trước hết bạn cần xác định độ cao của trần thạch cao phòng ngủ (thường là 3 – 4m). Tiếp đó là lắp đặt thanh viền ở các mặt tường. Sau đó là chia khoảng trần thạch cao đạt theo yêu cầu. Khoảng cách giữa các thanh viền chính và phụ được gợi ý là: 0.6×1.2m; 0.6×1.22m; 0.6×0.6m. Tiếp theo tiến hành treo thanh ty để cố định trần thạch cao. Gắn các khung xương chính. Sau đó, lắp các thanh phụ, chuẩn bị vít, khoang cần tay để bắn. Những lưu ý trong phần trần thạch cao cách âm phòng ngủ nên được bạn quan tâm và thực hiện đúng. Tránh những sai lầm không đáng có.

cách âm phòng ngủ trần
Để giảm tiếng ồn, các kiến trúc sư thường lắp đặt thêm hệ thống trần bê tông cách trần thạch cao một khoảng nhỏ.

Biện pháp cách âm phòng ngủ khu vực sàn nhà

Nếu bạn chọn vị trí phòng ngủ của mình ở tầng 2 thì việc cách âm phòng ngủ ở khu vực sàn nên được bạn chú ý. Để tránh làm ảnh hưởng các phòng bên dưới thì bạn có thể sử dụng chất liệu tiêu âm/ cách âm như: Tấm trái sàn, tấm xốp trải sàn, thiết kế sàn gỗ phòng ngủ, làm sàn nhựa,… Bạn nên lưu ý khi sử dụng gỗ để lát sàn cách âm phòng ngủ. Bạn nên thêm một lớp lót đàn hồi như cao su non, bông thuỷ tinh để tạo sự êm ái khi di chuyển. Tránh tạo ra âm thanh khó chịu khi bước đi.

cách âm phòng ngủ sàn
Nếu bạn chọn vị trí phòng ngủ của mình ở tầng 2 thì việc cách âm phòng ngủ ở khu vực sàn nên được bạn chú ý.

Cách âm phòng ngủ là biện pháp giúp bạn có một không gian riêng lí tưởng. Nghi ngơi, làm việc, học tập và thư giãn trong chính căn phòng của mình là điều mà các gia chủ mong muốn. Những bí quyết cũng như lưu ý khi thực hiện cách âm phòng ngủ đã được chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn thành công. Hãy đón chờ những chủ đề hấp dẫn ở các bài viết sau bạn nhé! Hẹn gặp lại!

>>> Mách bạn bí quyết thiết kế phòng ngủ nhỏ đẹp