Cầu thang chính là điểm kết nối giữa các không gian của mỗi căn nhà. Để có được 1 cầu thang đẹp, bạn cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố cấu thành. Hãy cùng xaydungtrongoi tìm hiểu xem đó là những yếu tố nào nhé.
7 tiêu chuẩn thiết kế cầu thang đẹp
Sau đây là những tiêu chuẩn để thiết kế cầu thang đẹp mà bạn cần biết:
Chiều cao: Phụ thuộc vào chiều cao thông thủy của ngôi nhà, thông thường chiều cao của cầu thang sẽ là 3,6m và số bậc là 24.
Độ rộng 1 vế thang: Độ rộng tiêu chuẩn của 1 vế thang là 60cm. Song, nếu gia đình bạn có đông thành viên thì cầu thang nên có chiều rộng ít nhất là 90cm.
Chiều rộng mặt bậc: Đây là yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài và độ dốc của thang. Vì vậy, bạn không nên thiết kế mặt bậc quá rộng. Chiều rộng mặt bậc chỉ nên ở trong khoảng 25 – 30cm.
Độ cao cổ bậc: Để di chuyển lên xuống cầu thang một cách thoải mái, độ cao cổ bậc thường có giá trị khoảng 15 – 18cm.

Gờ của mặt bậc: Không chỉ có tác dụng dẫn lưu nước, tránh tình trạng đọng nước mà chúng còn mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho cầu thang. Theo đó, độ nhô của gờ mặt bậc phù hợp là 2cm.
Chiếu nghỉ: Nhằm tránh việc bị mất sức khi di chuyển lên cầu thang, chiếu nghỉ nên được bố trí hợp lý. Kích thước tối thiểu của chiếu nghỉ là 90cm và cứ 11 bậc thang bạn nên bố trí 1 chiếu nghỉ.
Độ dốc cầu thang: Đây là yếu tố được quyết định bởi chiều cao và chiều rộng của bậc thang. Theo tiêu chuẩn, cầu thang có độ dốc từ 33 – 36 độ là hợp lý nhất.
Bố trí cầu thang theo phong thủy
Phong thủy cầu thang là một yếu tố được rất nhiều gia chủ quan tâm khi xây dựng tổ ấm. Hiện nay, đối với bất cứ nhà tầng nào cũng phải có ít nhất một cầu thang dẫn lên. Không chỉ có tác dụng kết nối giữa các tầng với nhau, cầu thang còn được xem là “con đường” giúp nguồn khí trong nhà được lưu thông. Theo đó, việc xác định và đặt hướng cầu thang tốt sẽ giúp mang tài lộc, may mắn vào nhà. Vậy nên, cầu thang nên đặt ở vị trí nào, kiêng đặt ở đâu đang là câu hỏi được nhiều gia chủ thắc mắc.
Vị trí phong thủy cầu thang tốt
Dựa theo nguyên lý sinh khí đi vòng theo hình chữ S, cầu thang thường được xây dựng ở phía bên phải ngôi nhà. Cầu thang được đặt ở vị trí này sẽ thuận theo nguyên lý hoạt động, sinh hoạt của con người. Đồng thời chúng cũng phù hợp với phong thủy theo hướng đi ngược chiều kim đồng hồ. Từ đó, gia chủ có thể dễ dàng đón nhận nguồn vượng khí tốt qua cửa chính của căn nhà.
Thông thường, cầu thang sẽ được bố trí như sau:
- Nếu ở tầng 1 thì cầu thang nên được đặt ở đầu hành lang
- Nếu ở tầng 2, 3 thì nên đặt ở cuối hành lang
Lưu ý: Nếu đặt cầu thang ở một vị trí khác không theo phong thủy thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự lưu thông giữa các tầng với nhau.
3 vị trí phong thủy xấu nhất đối với cầu thang mà bạn nên tránh
Cầu thang đặt ở giữa nhà được đánh giá là vị trí xấu nhất. Theo phong thủy, khu vực trung tâm là vị trí quan trọng nhất của ngôi nhà. Nếu cầu thang được bố trí trung tâm sẽ khiến nhà bị chia cắt, làm mất đi sự cân bằng. Nguồn năng lượng tốt tập trung tại trung tâm cũng sẽ bị “rút cạn” theo lối dẫn lên cầu thang.
Trong bất kỳ trường hợp nào, cầu thang tại tầng trệt cũng không nên hướng thẳng ra cửa chính. Bởi điều này sẽ đem lại khá nhiều bất tiện, thiếu đi sự kín đáo, gây trực xung. Tuy nhiên, nếu như nhà của bạn đã hoàn thiện thì có thể khắc phục bằng cách dựng một vách ngăn hoặc tủ kệ chắn trước cầu thang. Ngoài ra, cầu thang cũng không nên đặt ở vị trí đối diện với cửa nhà vệ sinh và phòng ngủ.

Cầu thang cũng không nên đặt tại các khu vực bát quái như hướng Đông (đại diện cho sức khỏe), hướng Tây Nam (đại diện cho tình duyên) và hướng Đông Nam (đại diện cho tài lộc). Nếu không còn cách nào khác khi phải thiết kế cầu thang ở những vị trí trên. Hãy chắc chắn rằng bạn nắm được cách gắn kết năng lượng của cầu thang.
Top 5 kiểu dáng cầu thang thông dụng phù hợp với mọi ngôi nhà
Sau đây là 5 kiểu dáng thiết kế cầu thang đẹp phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay.
Cầu thang thẳng
Cầu thang thẳng đơn giản là một trong những mẫu cầu thang truyền thống thông dụng nhất từ xưa đến nay. Trước đây, cầu thang thẳng thường có thiết kế khá rộng rãi và chiếm nhiều diện tích căn nhà. Song, cầu thang thẳng ngày nay đã được cải tiến để trở nên thanh thoát, nhỏ gọn hơn. Đây chính là giải pháp thiết kế tối ưu dành cho những ngôi nhà nhỏ hẹp. Mang đến cho gia đình bạn không gian sống thoáng đãng nhưng cũng không kém phần tiện nghi.

Cầu thang chữ L
Cầu thang chữ L là loại cầu thang được thiết kế đổi chiều 90 độ. Xét về kiểu dáng, đây là cầu thang có thiết kế đơn giản nhưng không kém phần sang trọng và tinh tế. Lợi thế lớn nhất của cầu thang chữ L là có thể phù hợp với mọi không gian kiến trúc. Tùy vào phong cách thiết kế của căn nhà mà sử dụng chất liệu làm cầu thang chữ L tương ứng. Trong phong thủy, cầu thang chữ L rất thoáng nên còn được coi là con đường “tài lộc” của ngôi nhà cũng như các thành viên trong gia đình.

Cầu thang chữ U
Cầu thang chữ U hay còn được biết đến với tên gọi khác là cầu thang đổi chiều 180 độ. Đây là loại cầu thang được cấu tạo bởi hai cầu thang thẳng song song với nhau. Kết nối giữa 2 cầu thang song song với nhau là một chiếc chiếu nghỉ hoặc 1 nhánh cầu thang nhỏ ở giữa. Nhìn chung, cách xây dựng cầu thang chữ U khá giống với cầu thang chữ L. Tuy nhiên, cầu thang chữ U có chiếu nghỉ rộng hơn và đổi chiều 180 độ.

Với kiểu dáng ưu việt, cầu thang chữ U sẽ mang đến cho không gian sống cảm giác mới mẻ và hấp dẫn. Phù hợp với mọi phong cách thiết kế từ hiện đại đến cổ điển. Hơn hết, nhờ có cấu tạo chiếu nghỉ khá rộng, việc di chuyển lên cầu thang cũng trở nên thoải mái hơn.
Cầu thang xoắn ốc
Ngoài tên gọi cầu thang xoắn ốc, chúng còn được biết đến là cầu thang xương cá xoắn ốc hay cầu thang xương xoáy. Cầu thang xoắn ốc đang ngày càng trở nên phổ biến bởi tính độc đáo và giá trị thẩm mỹ của chúng. Là một trong những loại cầu thang thời thượng nên bạn sẽ không bao giờ lo sợ chúng bị lỗi thời. Nhờ cấu trúc linh hoạt, cầu thang xương xoáy là giải pháp thiết kế giúp tiết kiệm không gian cho ngôi nhà hiệu quả. Thông thường, cầu thang xoắn ốc có thể có cột hay không có cột ở giữa tùy vào mục đích sử dụng.

Song, bạn cần lưu ý mẫu cầu thang này không phù hợp với những gia đình có trẻ nhỏ. Bởi cầu thang xoắn ốc thường có khe hở ở giữa các bậc thang nên không không đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho trẻ em.
Cầu thang uốn cong
Với kiểu dáng uốn lượn mềm mại và thanh thoát, cầu thang uốn cong ngày từ đầu đã tạo nên sức hút khó cưỡng cho ngôi nhà. Vừa mang nét đẹp sang trọng, tinh tế vừa thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ. Nếu biết cách kết hợp vật liệu cũng như màu sắc sẽ càng làm nổi bật thêm cho cầu thang.

Một ưu điểm nổi bật khác của cầu thang uốn cong có thể kể đến đó là giúp tiết kiệm không gian diện tích. Bởi đây là điều mà rất nhiều gia chủ quan tâm đến, đặc biệt là ngôi nhà có kiến trúc dạng nhà ống. Với kiểu dáng uốn cong, bạn hoàn toàn có thể sắp xếp cầu thang ở bất kỳ vị trí nào trong căn nhà sao cho phù hợp.
Chất liệu làm cầu thang phổ biến hiện nay
Để chắc chắn, cầu thang nên được xây bằng gạch hoặc đúc bê tông kiên cố. Các bậc thang và cổ bậc cầu thang có thể ốp đá hoặc gỗ để tăng tính thẩm mỹ. Lan can cầu thang thì thường được làm bằng gỗ, kim loại hoặc kính.
Cầu thang gỗ
Từ xưa đến nay, gỗ là chất liệu được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng và thiết kế nội thất. Chúng không chỉ được ưa thích bởi độ bền theo thời gian mà còn mang giá trị thẩm mỹ cao. Cầu thang gỗ giúp cho không gian ngôi nhà một vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp và tinh tế. Chính vì vậy, cầu thang làm bằng gỗ vẫn luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với các gia đình khi xây dựng tổ ấm.

Trên thị trường hiện nay, cầu thang gỗ đẹp có rất nhiều kiểu cách và mẫu mã khác nhau. Trong số đó, sản phẩm phổ biến và được ưa chuộng hơn cả đó là cầu thang gỗ trụ vuông và trụ tròn. Bởi 2 sản phẩm này đều mang đến cảm giác vững chắc cũng như tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà của bạn.
Một số mẫu cầu thang gỗ thông dụng hiện nay: cầu thang gỗ kính, cầu thang gỗ công nghiệp, cầu thang gỗ tự nhiên, cầu thang gỗ sắt,…
Cầu thang gạch đá
Bên cạnh gỗ, gạch đá cũng là 1 trong những chất liệu được nhiều người lựa chọn để ốp cầu thang. Xét về độ bền, gạch đá mang vẻ đẹp trường tồn mãi theo năm tháng. Với tính chất cứng chắc, không chịu ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, gạch đá được xem là ứng cử viên sáng giá nhất để làm cầu thang.

Đặc biệt, những mẫu đá ốp cầu thang ngày càng đa dạng về họa tiết và màu sắc. Tùy theo sở thích hoặc phong thủy mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm thích hợp để ốp cầu thang. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp 2 loại đá ốp cầu thang khác nhau để trang trí cho bậc thang thêm phần nổi bật.
Cầu thang sắt mỹ thuật
So với những loại cầu thang truyền thống, cầu thang sắt có giá thành rẻ nhất. Không những thế, với thời gian thi công và lắp đặt nhanh chóng, chịu được trọng lượng lớn, cầu thang sắt nhanh chóng trở thành một trong những sản phẩm được yêu thích gần đây. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một cầu thang phù hợp với tài chính nhưng vẫn đáp ứng được các tiện ích cần thiết thì đây chính là lựa chọn tối ưu nhất dành cho ngôi nhà.

Tuy chất liệu sắt nghe có vẻ thô sơ nhưng trên thực tế, thiết kế cầu thang sắt vẫn rất gọn và mềm mại. Nhờ vào kỹ thuật phun sơn hiện đại nên cầu thang sắt có rất nhiều mẫu mã với màu sắc khác nhau. Kiểu dáng thiết kế cũng rất đa dạng với dạng thẳng, chữ L hay dạng tròn tùy vào sở thích của gia chủ. Ngoài sắt, các chất liệu bằng kim loại như inox, thép cũng được ứng dụng để làm cầu thang.
Cầu thang kính cường lực
Ngày nay, kính cường lực là chất liệu hiện đại được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng. Bạn có thể dùng chúng để làm bậc cầu thang hoặc lan can cầu thang. Tuy nhiên, do một vài hạn chế nhất định nên kính cường lực thường chỉ được dùng làm lan can là phổ biến. Thông thường, các loại kính cường lực trên thị trường sẽ có độ dày dao động khoảng 10 – 19 ly.
Đối với những căn nhà chật hẹp hay kiểu nhà ống, kính cường lực là chất liệu vô cùng phù hợp để sử dụng. Bởi chúng sẽ tạo hiệu ứng không gian mở rộng cũng như tạo sự thông thoáng tốt hơn cho căn nhà. Mang lại cho ngôi nhà nét đẹp hiện đại nhưng vẫn không kém phần sang trọng và tinh tế.

Trên đây là những chia sẻ về tiêu chuẩn thiết kế, phong thủy và các mẫu cầu thang đẹp mà bạn có thể tham khảo. Mỗi một loại vật liệu sử dụng mang lại cho cầu thang một vẻ đẹp khác nhau. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn được mẫu thiết kế cầu thang thích hợp nhất cho ngôi nhà.