Cửa sổ đẹp không chỉ có tác dụng thông gió, hứng ánh sáng tự nhiên mà chúng còn ảnh hưởng rất lớn đến tổng thể phong thủy của ngôi nhà. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để biết cách thiết kế cửa sổ trong nhà sao cho hợp phong thủy nhé.
Thiết kế cửa sổ đẹp thế nào để đúng chuẩn phong thủy?
Theo phong thuỷ, một ngôi nhà được ví như cơ thể con người nên không gian phòng giống như đường khí quản. Cửa chính và cửa sổ lại giống như mũi và miệng của mỗi phòng, có tác dụng dẫn mở khí giữa bên ngoài và bên trong phòng. Một ngôi nhà tốt thì khí phải được lưu thông một cách cân bằng giữa các phòng với nhau. Do đó, không khí từ cửa chính cho đến các phòng chức năng trong nhà như phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp phải được dễ dàng lưu chuyển.
Việc không khí được lưu thông đến mỗi khu vực không gian đều có ảnh hưởng nhất định. Điều này giúp cho người sống trong nhà hít thở được khí dưỡng và có được sự cân bằng về khỏe mạnh. Loại khí này không nên quá mạnh nhưng cũng không được quá yếu, mà chúng nên có sự hài hoà, ổn định.
Nếu cửa sổ được đặt đúng vị trí với kích thước chuẩn sẽ mang lại năng lượng tích cực cho gia chủ. Giúp tài lộc và địa vị của gia chủ ngày càng tăng cao, may mắn và tiền vào như nước. Tuy nhiên, nếu phong thủy cửa sổ không tốt sẽ khiến gia chủ gặp phải vận xui, mất lộc. Vì vậy, hãy cùng xem qua 6 lưu ý bên dưới đây để biết cách thiết kế cửa sổ đẹp và hợp phong thủy nhé.
1. Kích thước cửa sổ
Dựa theo quan điểm của người Nhật Bản, kích thước tiêu chuẩn của cửa sổ sẽ tương ứng theo diện tích của từng gian phòng chức năng cụ thể. Nhìn chung, kích thước của cửa sổ và diện tích căn phòng nên có sự tương quan về tỉ lệ với nhau. Đây chính là cách được rất nhiều nước áp dụng để thiết kế cửa sổ. Theo đó, ở các nước Đông Bắc Á thường chọn tỉ lệ là 1:6, các nước Đông Nam Á là 1:7 và các nước Nam Á là 1:8 khi thiết kế cửa sổ cho ngôi nhà.
Xét về độ cao thì mép dưới của cửa sổ phải cao hơn so với nền từ 83cm trở lên, nhưng không vượt quá 2,2m. Bởi nếu mép dưới cửa sổ cao quá 2,2m thì không tốt về mặt phong thủy. Do ở vị trí như vậy rất dễ hứng chịu các luồng gió dương khí cũng như sát khí hướng đến căn phòng mà theo phong thủy hay gọi là nhà bị “Thiên trảm sát”.
Ngược lại, mép dưới cửa sổ thấp hơn 83cm sẽ khiến căn phòng bị thoát ẩm, không khí trong phòng không nhu nhuận. Điều này sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp, da khô nứt nẻ về mùa đông cho người ở trong căn phòng. Đồng thời làm cho vận khí gia trạch bất thường, không tích trữ được tài sản, tiền bạc.

2. Số lượng cửa sổ
Số lượng cửa sổ bố trí trong phòng và số cánh cửa cho 1 khung cửa sổ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của chúng. Thông thường thì căn phòng có diện tích nhỏ hơn 15m2 được khuyến cáo bố trí 1 cửa sổ với 2 cánh. Đối với phòng có diện tích lớn hơn thì có thể bố trí các loại cửa mở được từ 3 – 4 cánh, hoặc chọn 2 cửa mở hai cánh tùy theo nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Đặc biệt, khi chọn số cánh cho cửa sổ, bạn cũng nên chọn theo quan niệm phong thủy dân gian. Với loại cửa 2 cánh thì được gọi là nghênh phúc “Trường thọ”, loại 3 cánh được biết đến là “Tam dương khai thái”, loại cửa 4 cánh thì là “Tứ Quý”. Còn loại cửa chỉ mở được 1 cánh thông thường chỉ để thiết kế cho các khu vực không quá quan trọng về mặt phong thủy như tầng trệt, nhà kho.
3. Tránh đặt cửa sổ ở nơi tài vị
Trong phong thủy, hướng quan trọng nhất của phòng khách gọi là tài vị. Vị trí này liên quan đến sự hưng suy về tài vận, sự nghiệp và danh tiếng của cả gia đình. Chính vì thế, bố cục và cách bài trí của tài vị không được bỏ qua khi thiết kế phòng khách. Hướng đẹp nhất của tài vị đó là góc chéo của cửa vào phòng khách. Điều này bao hàm 2 tình huống dưới đây: Khi cửa nhà mở sang phía trái thì tài vị sẽ nằm ở đầu trên góc chéo bên phải; Hoặc khi cửa nhà được mở ở giữa, thì tài vị sẽ ở khoảng phía trên của góc chéo.
Tóm lại, vị trí tài vị được xem là nơi để tích tụ tài vận trong nhà. Vậy có nên đặt cửa sổ ở ngay vị trí tài vị hay không? Câu trả lời là không. Bởi nếu cửa sổ đặt ngay hướng trên tài vị sẽ làm cho những vận khí tốt tích tụ trong nhà nhanh chóng bị “chảy đi”.
4. Tránh làm lưới bảo vệ cửa sổ quá dày
Hiện nay nhiều gia đình sử dụng lưới bảo vệ đặt bên ngoài cửa sổ. Tuy nhiên, lưới bảo vệ quá dày sẽ khiến cho ngôi nhà cả về mặt thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tầm nhìn và cũng là yếu tố tác động xấu về mặt phong thủy. Trong phong thủy, trường hợp chắn cửa sổ như thế này gọi là “bế quan tỏa cảng”. Càng để tình trạng này kéo dài sẽ càng khiến không khí trong nhà luôn tù túng, ngột ngạt và làm cho ngôi nhà mang vận khí xấu.
5. Tránh cản sáng cửa sổ
Tốt nhất, bạn nên treo rèm không quá dày và không nên đóng kín cửa sổ vào ban ngày khiến không khí và ánh sáng không lọt vào phòng. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dễ khiến người sống trong nhà bị ốm đau, bệnh tật. Song, bạn cũng nên lưu ý thiết kế cửa sổ sao cho kín gió khi đóng lại, đặc biệt là phòng ngủ nhằm tránh cho người sử dụng bị cảm lạnh.
Một điều kỵ mà bạn nên tránh đó là sắp xếp sau chỗ ngồi có cửa sổ. Khi đặt bàn làm việc theo hướng ngược với cửa sổ, người ngồi sẽ chắn đường đi của gió và ánh sáng. Đó cũng là chặn lại sự lưu thông của khí, chuyển hóa sinh khí thành sát khí, người ngồi làm việc ở tư thế này về lâu dài sẽ không tốt.

6. Tránh mở cửa sổ vào trong
Nếu bạn có ý định làm cửa sổ thì nên tránh trường hợp thiết kế cửa sổ với cửa mở hướng vào bên trong nhà. Bởi theo phong thủy, nếu sử dụng loại cửa sổ này sẽ gây nhiều bất lợi cho đường công danh và sự nghiệp cho cả gia chủ và mọi người trong nhà.
Phân loại các mẫu cửa sổ theo chất liệu
Cửa sổ sắt
Sắt là chất liệu phổ biến và đã được sử dụng để làm cửa sổ từ xưa đến nay. Song, cửa sổ sắt ngày nay đã được phát triển và tối ưu hơn các kiểu mẫu ngày trước. So với những mẫu thiết kế cửa sổ sắt mang tính thẩm mỹ thấp và kém thời thượng như xưa. Thì hiện nay, trên thị trường đã có các loại cửa sổ đẹp bằng sắt đa dạng về kiểu dáng hơn với giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình.
Một số loại cửa sổ sắt thông dụng được sử dụng ngày nay như: cửa sổ sắt hộp, cửa sổ sắt hoa sen, cửa sổ sắt mạ kẽm và cửa sổ sắt hữu liên.

Cửa sổ gỗ
Trong các ngôi nhà thiết kế theo phong cách truyền thống, cổ điển hay tân cổ điển thì cửa sổ gỗ luôn được ưu tiên lựa chọn. Sở dĩ cửa sổ gỗ vừa đẹp vừa mang giá trị thẩm mỹ cao, đáp ứng nhu cầu của những gia chủ khó tính nhất. Tuy nhiên, vì chúng có giá khá cao nên bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng cho ngôi nhà của mình.

Cửa sổ nhôm kính
Trong thời gian gần đây, cửa sổ nhôm kính đang dần trở thành xu hướng thiết kế của nhiều công trình nhà ở. Không dừng ở đó, loại cửa sổ kính khung nhôm còn được ứng dụng rộng rãi tại các trung tâm thương mại, văn phòng, nhà hàng, quán cafe,… Chúng không chỉ có độ an toàn cao, bền bỉ mà còn phù hợp với nhiều không gian khác nhau, nâng cao vẻ đẹp cho công trình.
Vật liệu nhôm làm cửa sổ thường là những loại nhôm hệ có gioăng cao su kép. Khung nhôm có thể được sơn tĩnh điện nên có rất nhiều màu sắc khác nhau, tăng tính đa dạng cho sản phẩm. Chính vì thế, cửa sổ nhôm kính trên thị trường hiện nay có nhiều mẫu mã, bền và đẹp, phù hợp với nhiều kiểu thiết kế kiến trúc công trình.
Cửa sổ nhựa lõi thép
Đây là loại cửa sổ mang nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Thi công nhanh
- Giá thành rẻ
- Cách âm, cách nhiệt tốt
- Không mối mọt
- Dễ lau chùi
- Kín khít tuyệt đối,…
Do đó, cửa sổ nhựa lõi thép được rất nhiều hộ gia đình lựa chọn cho ngôi nhà của mình.
Phân loại các mẫu cửa sổ theo cách mở
Cửa sổ cố định
Cửa sổ cố định hay còn được gọi là vách cố định, đây là loại cửa kính không thể đóng hoặc mở. Với loại cửa sổ kính cố định này, chúng chủ yếu được sử dụng để trang trí hoặc để lấy sáng là chính. Vì thế, chúng thường được ứng dụng trong những công trình công cộng như trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, quán cafe,…

Cửa sổ lá sách (cửa sổ chớp)
Cửa sổ lá sách là loại cửa sổ được sử dụng thông dụng ngày xưa. Cấu tạo của chúng gồm nhiều tấm được đan xéo và xếp chồng lên nhau ở một khoảng cách nhất định. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà cửa sổ lá sách có thể làm theo dạng cố định hoặc đóng mở đều được.
Mẫu cửa sổ này rất được ưa chuộng bởi những lợi ích thiết thực mà chúng mang lại. Chúng vừa giúp không gian bên trong nhà tránh được gió to, vừa dễ dàng hút luồng khí trong lành từ ngoài vào nhờ những khoảng trống của lá sách. Bên cạnh đó, cửa sổ lá sách còn mang nét đẹp tinh tế, phảng phất một chút hoài cổ, thích hợp với nhiều phong cách thiết kế nhà ở.

Cửa sổ mở bật (cửa sổ hất)
Là loại cửa sổ khi mở tạo thành hình chữ A, cánh sẽ được đẩy từ dưới lên trên. Loại cửa sổ này thông thường sẽ có thêm một bộ phận chống đỡ giữ cánh cửa khi mở ở một vị trí cố định.
Ưu điểm của loại cửa sổ này đó là giữ an toàn cho trẻ nhỏ, có thể đóng mở nhẹ nhàng. Đồng thời, cửa sổ mở bật rất thích hợp với những căn nhà nhỏ bởi chúng không chiếm quá nhiều diện tích.

Cửa sổ trượt lên
Một trong những loại cửa sổ được đề xuất cho nhà nhỏ là cửa sổ trượt lên. Thay vì đẩy cánh trượt ngang như trên thì loại này sẽ đẩy cánh trượt lên xuống trong ô chờ.
Cửa sổ mở quay
Là loại cửa sổ thường được thấy và phổ biến nhất. Cơ chế của loại cửa này khi mở cánh sẽ quay ngang ra ngoài hoặc vào trong, lấy bản lề làm trục trọng tâm.
Cửa sổ quay lật
Là loại cửa sổ kết hợp được nhiều kiểu mở khác nhau trên cùng một ô cửa. Loại cửa này thường được thấy ở những loại cửa làm từ chất liệu nhựa và cửa nhôm cao cấp.
Cửa sổ trượt ngang (cửa sổ lùa)
Là loại cửa sổ đẩy cánh trượt ngang qua lại trong ô chờ. Ở những nơi không gian không cho phép cánh mở ra thì cửa sổ trượt ngang chính là giải pháp thiết kế cho trường hợp này.
Với khả năng vận hành nhẹ nhàng, êm ái và tiết kiệm không gian, đây chính là loại cửa sổ đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích. Tuy có thiết kế khá đơn giản nhưng đó cũng là điểm nhấn giúp cho không gian sống trở nên đẳng cấp và tinh tế hơn. Đây cũng là sản phẩm mà bạn thường nhìn thấy ở các công trình cao cấp như resort, Penthouse, villa ven biển,…

Trên đây là những lưu ý về mặt phong thủy khi thiết kế cửa sổ cùng cách phân loại các loại cửa sổ. Qua đó, hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích cũng như tìm được cho mình mẫu cửa sổ thích hợp cho ngôi nhà của mình.