Thiết kế giếng trời giúp căn nhà thêm sinh khí

Giếng trời là một hạng mục thi công thường xuất hiện trong những ngôi nhà ống. Đây được coi như một giải pháp vô cùng hữu hiệu cho việc lấy ánh sáng cũng như đón gió cho ngôi nhà. Nó cũng là yếu tố tạo điểm nhấn cho không gian thêm bắt mắt. Vậy làm thế nào để thiết kế giếng trời tốt nhất, đạt được công năng tối đa? Hãy cùng Xây Dựng Trọn Gói tìm hiểu trong bài viết này nhé. Hi vọng rằng những thông tin mà chúng tôi sắp trình bày sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích và làm cho ngôi nhà của bạn trở nên hoàn hảo.

Giếng trời là gì?

Giếng trời là khoảng không gian thông suốt từ phần mái xuống đến nền đất của một ngôi nhà. Công trình này được thiết kế nhằm mang lại nhiều mục đích khác nhau cho căn nhà. Từ việc tăng hiệu ứng thẩm mĩ cho đến công năng chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ, thông gió… Chúng giúp cho không gian ngôi nhà trở nên hài hòa, giàu sức sống hơn. Đồng thời nếu biết cách tận dụng thì bạn có thể mở rộng không gian cho căn nhà thân yêu.

Giếng trời cũng là giải pháp được đại đa số gia chủ lựa chọn khi xây nhà ống, nhà phố. Với diện tích đất hạn chế ở các thành phố lớn, chủ đầu tư luôn tìm cách để ngôi nhà được thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên.

Giếng trời là gì
Giếng trời là một trong những yếu tố cấu thành nên ngôi nhà phố

Công dụng của giếng trời

Mỗi công trình, phân khu kiến trúc đều có những công dụng riêng. Chúng góp phần xây dựng nên một ngôi nhà hoàn hảo. Giếng trời kiêm nhiệm nhiều vai trò quan trọng có thể bạn chưa biết đến.

– Tạo điều kiện để luồng khí lưu thông trong nhà thuận tiện. Tăng thêm oxy, hạn chế sự tù túng do không gian hẹp tạo nên. Điều này sẽ rất có ích cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hít thở bầu không khí tươi mới làm con người được sảng khoái hơn.

– Cung cấp ánh sáng tự nhiên cho căn nhà. Hiện nay dù kỹ thuật phát triển, ánh sáng nhân tạo được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên mặt trời tự nhiên vẫn là nguồn sáng được mọi người yêu thích. Việc xây dựng giếng trời giúp đón nắng vào nhà thêm dễ dàng. Bạn cũng dễ trồng cây hay bố trí những tiểu cảnh tạo nét đẹp cho ngôi nhà ngay tại giếng trời.

– Biến hóa không gian của căn nhà một cách tài tình. Tùy theo thực trạng mỗi ngôi nhà mà kiến trúc sư có cách thiết kế riêng. Mục đích cuối cùng làm mang đến sự tiện ích cho gia chủ.

– Đối với phong thủy, giếng trời mang lại sự thay đổi phong thủy cho gia chủ. Đem đến vượng khí và xua đi hung khí trong ngôi nhà. Đồng thời hỗ trợ các thành viên trong gia đình có thêm sức khỏe, thêm tài lộc.

giếng trời
Sự đa năng của giếng trời khiến chúng ngày càng phổ biến hiện nay

Nên thiết kế giếng trời ở vị trí nào?

Trên thực tế, có 2 vị trí được dùng cho việc thiết kế, xây dựng giếng trời: Giữa nhà hoặc sau nhà. Đây là 2 nơi dễ dàng kết nối với tất cả các khu vực khác trong nhà. Từ phòng khách, phòng bếp cho đến cầu thang, hành lang… Chính vì vậy mà việc chọn nơi đặt giếng trời rất quan trọng.

Nếu đặt giếng trời giữa nhà, bạn sẽ kết nối chúng với cầu thang, từ đó tỏa đến các phòng khác. Vốn dĩ cầu thang được xem như khung xương sống kết nối tất cả các nơi trong nhà. Gió từ miệng giếng trời dễ đưa đến từng ngóc ngách của ngôi nhà. Ánh sáng mặt trời cũng tỏa sáng tương tự. Với vị trí này, bạn cần làm mái che bằng kính cường lực trong suốt. Vừa đảm bảo lấy sáng tốt mà không lo lắng việc nước mưa hắt vào nhà.

Đối với vị trí sau nhà, đây là lựa chọn dành cho gia chỉ yêu thích cây cảnh, bonsai hay tiểu cảnh. Ánh nắng chiếu trực tiếp giúp cho cây cối dễ dàng phát triển. Đồng thời cũng tăng thêm vẻ đẹp cho căn nhà. Vị trí này cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc khi thiết kế nhà. Bởi lẽ bạn sẽ dành hẳn một không gian riêng cho chúng. Kiểu giếng trời này thích hợp với những ngôi nhà ống trong thành phố. Lấy ánh sáng cho phòng ngủ bằng cách trổ cửa sổ thông với giếng trời.

thiết kế giếng trời
Một giếng trời được thiết kế ở sau nhà nhằm bổ sung ánh sáng tự nhiên và tạo độ thông thoáng cho ngôi nhà.

Cách thiết kế giếng trời

Độ cao của giếng trời đúng bằng với chiều cao của ngôi nhà. Khi thiết kế giếng trời, bạn cần chú ý đến 3 phần: Đỉnh giếng (hay còn gọi là miệng giếng), thân giếng và đáy giếng.

   Thiết kế miệng giếng trời

Miệng giếng trời là phần nằm trên sân thượng của căn nhà. Đây là vị trí cao nhất của giếng và quyết định khả năng lấy nắng, lấy gió cho căn nhà. Miệng giếng rộng hay hẹp tùy theo diện tích thực tế của ngôi nhà. Thường sẽ chiếm 30% đến 50% bề ngang căn nhà. Nếu quá nhỏ sẽ khó đạt được công năng.  Nếu quá lớn sẽ gây khó khăn cho công việc xây dựng, bảo trì.

Để đảm bảo an toàn cho người dùng, miệng giếng phải được xây cao hơn sân thượng tối thiểu 1 mét. Thậm chí sẽ xây thẳng đến nóc nhà, trành trường hợp gặp tai nạn bất trắc. Ngài ra, miệng giếng cũng được gắn hệ khung sắp bảo vệ mà lắp mái che để tránh mưa.

giếng trời
Thiết kế miệng giếng bằng với trần nhà, đồng thời lắp thêm kính màu để tạo thẩm mỹ.

   Thiết kế thân giếng trời

Thân giếng là khoảng không gian từ miệng giếng kéo dài tới nền nhà. Tùy theo ngôi nhà bao nhiêu tầng mà độ dài này tương ứng bấy nhiêu. Thông thường bạn chỉ cần thiết kế mảng tường ở thân giếng tầng trệt là đủ. Các tầng còn lại xây dựng như một bức tường bình thường. Phần thân giếng bạn có thể ốp đá, vẽ trang trí hay trồng các loại cây leo tường. Như vậy vừa tạo điểm nhấn đẹp mắt, vừa giúp tăng thêm sinh khí cho căn nhà.

  Thiết kế đáy giếng trời

Đáy giếng là vị trí được chăm chút cầu kỳ nhất. Có rất nhiều lựa chọn cho bạn như thiết kế một hòn non bộ kết hợp nuôi cá cảnh. Hoặc tạo một khu vườn mini với tiểu cảnh bắt mắt. Tạo thác nước giả cho khung cảnh lãng mạn hoặc đơn giản là trồng cây xanh hoa lá cũng đủ gây ấn tượng cho người nhìn. Tuy nhiên có một điểm lưu ý rằng nếu giếng trời nhà bạn nằm tại vị trí cầu thang trung tâm thì tuyệt đối không xây dựng tiểu cảnh nước, hồ cá, hòn non bộ nhé. Bởi vì trong phong thủy những yếu tố trên xung khắc với hành hỏa của cầu thang. Nếu cố tình thực hiện sẽ mang lại điều không may mắn cho gia chủ.

mẫu giếng trời
Một giếng trời nhìn từ trên xuống.
Đáy giếng được bố trí trồng cây xanh tạo nên không gian tự nhiên cho ngôi nhà