Phòng ngủ là gian phòng riêng của mỗi người. Tuỳ vào sở thích, cung mệnh và diện tích căn phòng mà gia chủ có nhiều cách thiết kế phòng ngủ khác nhau. Nếu bạn sở hữu ngôi nhà lớn (biệt thự, villa, nhà phố lớn) thì căn phòng ngủ cũng cần có thiết kế xứng tầm với nó. Ý tưởng thiết kế phòng ngủ Master ấn tượng và sang trọng là điều mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Phòng ngủ Master là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông tin ở bài viết bên dưới nhé!
Phòng ngủ Master là gì?
Phòng ngủ Master được xem là phòng ngủ chính của ngôi nhà. Căn phòng này thường được dành riêng cho gia chủ. Ngày nay, một số vấn đề xoay quanh phòng ngủ này đang được tìm hiểu và cần giải đáp. Master bedroom là gì? Có khác biệt gì với phòng ngủ Master? Đây là cụm từ tiếng anh để chỉ phòng ngủ chính của ngôi nhà. Nói đúng hơn là Master bedroom và phòng ngủ Master là hai khái niệm đồng nghĩa. Chính vì thế phong ngủ Master được chú trọng hơn về: Bài trí nội thất, tầm nhìn đẹp, rộng rãi và tiện nghi. Trong căn phòng ngủ Master có nhiều không gian sinh hoạt riêng tư: Phòng thay đồ, góc xem ti vi, nhà vệ sinh riêng. Tính riêng tư, độc lập và thể hiện các tính – gu thẩm mỹ riêng của chủ nhân căn phòng được thể hiện. Đã từ rất lâu khái niệm Master bedroom đã xuất hiện từ các nước trên thế giới. Cụ thể là: Những năm 1700, 1800 – thời kì thuộc địa Mỹ; 1900 – Hà Lan; 2000 – cho đến nay đã lan rộng ra nhiều nước.
Đặc trưng của phòng ngủ Master là gì?
Mỗi một căn phòng riêng trong nhà ở hay toàn thể ngôi nhà đều có những điều kiện, đặc điểm riêng theo loại. Phòng ngủ Master cũng không ngoại lệ. Để sở hữu một căn phòng ngủ Master đúng chuẩn, đẹp và sang trọng bạn cần nắm rõ các điều kiệ vốn có của phòng ngủ này. Đặc trưng đầu tiên của căn phòng này là thiết kế nội thất cùng giường ngủ riêng biệt và có phong cách riêng. Đồ dùng nội thất, màu sắc hay bất kì chi tiết thiết kế nào đều phụ thuộc vào sở thích, tính cách của chủ căn phòng mà hình thành. Số lượng và kiểu dáng cũng được không chế phù hợp với nhủ cầu sử dụng và tính thẩm mỹ.
Điều thứ hai của điều kiện phòng ngủ Master chính là không gian căn phòng. Kích thước phòng ngủ Master thường có diện tích từ 30m2 – 40m2, hoặc lớn hơn tuỳ vào diện tích của toàn ngôi nhà. Diện tích rộng, thoáng dễ dàng cho gia chủ lựa chọn vật dụng và ứng dụng các chức năng khác nhau trong căn phòng. Việc lựu chọn phòng ngủ còn phụ thuộc vào tài chính và phong cách chung của toàn ngôi nhà. Chất liệu được nhiều gia chủ ưa chuộng là gỗ tự nhiên. Màu nâu gỗ trầm ấm kết hợp cùng với toen màu sáng của căn phòng làm nên không gian phòng ngủ đẹp.

Lựa chọn nội thất và bài trí phòng ngủ Master như thế nào?
Bạn nên sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp cho thiết kế nội thất phòng ngủ Master. Đây là 2 loại chất liệu đặc trưng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Các đường vân và tone độ màu nâu sẽ làm cho căn phòng ngủ trở nên ấm cúng và không kém phần sang trọng. Một ví dụ gợi ý cụ thể cho bạn: Bạn sử gỗ tự nhiên (gỗ óc chó, sồi) để làm chiếc giường ngủ King thoải mái. Tab đầu giường bạn có thể sử dụng gỗ công nghiệp MDF chống ẩm cao để làm nên. Thêm vào đó những chiếc đèn leb âm trần sẽ cung cấp ánh sáng tốt con căn phòng vào lúc chiều tối. Cửa sổ, cửa ban công cỡ lớn có treo rèm sẽ làm cho căn phòng thêm tiện nghi. Ngoài các yếu tốt chất liệu bạn cũng nên lưu ý nét phong thuỷ nhỏ cho căn phòng ngủ.
- Gường ngủ nên tránh đặt đối diện nhà vệ sinh
- Không nên đặt giường đối diện cửa ra vào hoặc gương phản chiếu
Các gia chủ thường tận dụng phần đầu giường thiết kế thêm chi tiết tab có nhiều ngăn. Chi tiết này vừa tiết kiệm không gian vừa ứng dụng tiện nghi trưng bày. Phong cách thiết kế nội thất phòng Master hiện đại đáp ứng xu hướng mới của thời đại mới. Cách bố trí khoa học, đường nét hoa văn sáng tạo mang đến cho bạn không gian riêng ấn tượng và độc đáo.

Bí quyết thiết kế phòng ngủ Master đẹp
Để có một căn phòng ngủ Master đẹp mắt bạn cần nắm giữ các bí quyết hay. Những bí quyết ấy là gì?
Vị trí giường ngủ phòng Master
Để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như phong thuỷ bạn cần lựa chọn vị trí đặt giường ngủ thích hợp
- Đầu giường được đặt ở vị trí cát tường theo cung mệnh gia chủ. Cuối giuòng có thể chếch ra hướng cửa sổ hoặc cửa ra vào phòng ngủ.
- Tránh đặt giường ngủ hướng đối diện nhà vệ sinh hoặc hướng từ hành lang đi thẳng vào phòng.
- Không nên đặt giường đối diện với gương lớn. Bởi điều này gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia chủ.
- Giường ngủ trên lầu không nên đặt phía trên phòng bếp, chiếu theo phong thuỷ thì bếp là toạ Hung.
- Giường ngủ không nên đặt ngay dưới xà ngang sẽ tạo cho gia chủ cảm giác đè nặng, bất an
- Gia đình có phụ nữ mang thai không nên di chuyển giường ngủ
- Không nên ghép đôi hai giường lại với nhau.
Các vật dụng phòng ngủ Master không cần trang bị quá nhiều mà nên lưu ý đến công nên. Ví như phòng ngủ là một căn hộ thu nhỏ có phòng tắm, khu làm việc, phòng thay đồ là đủ.
Trang bị ánh sáng phòng ngủ Master
Phòng ngủ là nơi để gia chủ nghỉ ngơi. Bạn nên sử dụng ánh sáng trắng hoặc vàng nhạt với cường độ dịu nhẹ. Tạo cảm giác thư giãn mà vẫn caung cấp đầy đủ ánh sáng trong không gian căn phòng. Đèn leb âm tường, đèn trụ đứng nhỏ có hình dáng bắt mắt vừa làm đẹp căn phòng vừa cung cấp ánh sáng.
Thiết kế trần, sàn nhà phòng ngủ Master
Trần phòng ngủ Master được thiết kế với hình thức đơn giản là trần thạch cao. Bởi tính thích nghi với môi trường; Dễ dàng ứng biến mọi phong cách thiết kế; Tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo yếu tố thẫm mỹ cao. Sàn nhà là một phần khá quán trọng trong thiết kế phòng ngủ Master. Không chỉ có chức năng tạo tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng. Bạn nên chọn loại sàn có tính giữ nhiệt, tiêu âm và có màu sắc trung tính. Sàn gỗ là lựa chọn đúng đắn nhất cho bạn. Tone màu nâu trầm ấm mang đến sự ấm cúng. Gỗ cũng là loại chất liệu bền, đẹp và giá thành khá phải chăng.

Thiết kế phòng ngủ Master theo phong cách Hiện Đại
Phong cách Hiện Đại đang được áp dụng và nhiều công trình nội ngoại thất. Đối với phòng ngủ Master thì phong cách Hiện Đại sẽ mang đến nét đẹp trẻ trung, tiện nghi và độc đáo. Lượt bỏ những chi tiết rườm rà chú trọng công năng từng vật dụng chi tiết nội thất là điều có thể dễ dàng nhận thấy. Sử dụng góc cạnh và đường nét đơn giản tạo nét thẩm mỹ sang trọng, không hề đơn điệu. Phòng ngủ Master Hiện Đại được trang trí bằng các vật dụng mang tính biểu tượng hình học. Mài sắc không quá phô trương mà hết sức trang nhã. Thường thì 3 – 4 màu sắc được sử dụng theo quy tắc 6 – 3 – 1 được các gia chủ ưu ái. Với phong cách thiết kế này, phòng ngủ nên được trang bị thêm đè âm trần và môt số chiếc đèn có hình dáng đặc biệt. Cường độ ánh sáng nên ở mức vừa phải, không gây chói mắt cho người sử dụng. Bạn có thể thiết kế phòng ngủ Master theo hướng không gian mở. Cửa kính cường lực sẽ làm vách ngăn nọi thất đầy tinh tế. Không hề rào cản tầm nhìn bởi những bức tường thô cứng. Căn phòng trở nên rộng rãi, thoáng mát và tầm nhìn cực tốt.

Thiết kế phòng ngủ Master theo phong cách Tân Cổ Điển
Thiết kế phòng ngủ Master theo phong cách Tân Cổ Điển mang đến vẻ đẹp thành thoát, nhẹ nhàng và mềm mại. Nếu như những đường nét táo bạo, góc cạnh của phong cách Hiện Đại làm bạn không hứng thú. Thì nét nhẹ nhàng, uyển chuyển và cầu kì trong từng chi tiết sẽ làm bạn xao xuyến. Phong cách Tân Cổ Điển không phô trương hay phức tạp. Nét đẹp từ hoa văn, chi tiết thiết kế đã được cách tân hơn Cổ Điển khá nhiều. Những vật dụng nội thất như: Bàn ghế, giường ngủ,… đều có uốn lượn mềm mại. Điển hình là chiếc cửa sổ hình vòm ấn tượng và hoa văn chạm khắc vân gỗ trên tab đầu giường, thành ghế. Màu sắc được ưa chuộng là: Trắng, kem, vàng, xám,… Chất liệu được sử dụng khá phổ biến là sắt, đồng, nhôm đúc mang nét văn hoá Châu Âu.

Phòng ngủ Master được thiết kế sang trọng, đầu tiện nghi và phù hợp với sở thích riêng của từng gia chủ. Hiện nay, có nhiều cách bố trí nội thất, phong cách thiết kế phòng ngủ Master đa dạng. Tuỳ vào quy mô và sở thích cá nhân của bạn mà căn phòng ngủ có những nét đẹp riêng. Tuy nhiên, bạn cần dựa vào các yếu tố đặc trưng cơ bản, tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho căn phòng. Hi vọng những gợi ý trong bài viết sẽ mang đến cho bạn những ý tưởng mới lạ cho căn phòng ngủ của bạn. Chúc bạn thành công. Hãy đón chờ điều thú vị ở các bài viết tiếp theo bạn nhé! Hẹn gặp lại.